Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Xử lý vết bỏng bị phồng nước đúng cách để tránh nhiễm trùng

Ngày 08/03/2023
Kích thước chữ

Vết bỏng bị phồng nước khiến nhiều người lo lắng xử lý ra sao để tránh bị nhiễm trùng. Phần nước ở vết phồng này gọi là huyết thanh, được da tiết ra nhằm mục đích làm mát vùng da bị bỏng. Nếu sơ cứu không đúng cách đặc biệt là khi vết bỏng phồng nước bị vỡ ra thì tình trạng nhiễm trùng rất dễ xuất hiện.

Theo các chuyên gia cho biết, tùy vào mức độ bỏng da sẽ xuất hiện các vết phồng nước có kích thước khác nhau. Cách chăm sóc vết bỏng bị phồng nước trước và sau khi vỡ cũng có những điểm khác biệt.

Các vết bỏng phồng nước có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia y tế, các vết phồng nước xuất hiện trên da khi bị bỏng thực tế chứa các dịch tiết ra từ cơ thể để làm mát vết bỏng khi da bị tác động nhiệt độ cao đột ngột. Các vết phồng này còn giúp ngăn cách vết bỏng với môi trường bên ngoài, giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp vết bỏng nhanh lành và hạn chế sẹo.

Do đó, không nên tự ý chọc thủng các vết phồng rộp mà nên giữ chúng càng lâu càng tốt. Chích hoặc cắt vùng da tại vết phồng nước có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết da non bên dưới, làm cho vết bỏng lâu lành và da tại vùng bỏng bị tổn thương.

Xử lý vết bỏng bị phồng nước đúng cách để tránh nhiễm trùng

Vết bỏng phồng nước rất dễ nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách

Khoảng bao lâu thì vết bỏng phồng nước sẽ khỏi?

Thời gian để vết bỏng phồng nước khỏi phụ thuộc vào cấp độ bỏng của người bệnh. Nếu xác định được mức độ bỏng ở cấp độ 2, thì thời gian để lành vết bỏng thường là khoảng 3 đến 4 tuần tùy vào cách chăm sóc và cơ địa thích ứng của mỗi người.

Mặc dù vết bỏng phồng nước chưa ảnh hưởng đến mô tế bào bên trong, tuy nhiên, do đã tác động sâu hơn vào lớp da nên vết bỏng cấp độ 2 gây ra khó chịu, rắc rối không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan và cần áp dụng cách chăm sóc cho người bị bỏng đúng đắn.

Hậu quả của việc vết bỏng bị phồng nước bị vỡ

Nếu vết phồng nước bị vỡ, có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề. Trước hết, cảm giác đau đớn và khó chịu sẽ xuất hiện và bạn sẽ không thể tập trung vào việc khác ngoài cảm giác đau đớn. Đặc biệt, đối với phụ nữ, nguy cơ để lại sẹo xấu và vết thâm là rất cao. Điều này không chỉ gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, lo lắng việc để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, vết bỏng có thể bị nhiễm trùng do phần da bên trong chưa kịp hình thành, bọng nước vỡ ra khiến vết bỏng trở thành một vết thương hở, virus và vi khuẩn có thể xâm nhập qua lớp da bị vỡ. Từ đó việc nhiễm trùng rất dễ xảy ra có thể dẫn đến hoại tử nếu không được xử lý đúng cách.

Xử lý vết bỏng bị phồng nước đúng cách để tránh nhiễm trùng

Vết bỏng bị phồng nước bị vỡ rất dễ để lại xẹo xấu

Cách xử lý vết bỏng tránh nhiễm trùng hiệu quả

Khi vết bỏng bị phồng nước

Khi gặp phải vết bỏng bị phồng rộp, cần có cách xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn và giảm đau đớn. Nếu bạn thực hiện đúng các bước, vết bỏng sẽ nhanh chóng hồi phục mà không để lại sẹo.

  • Ngay lập tức sau khi bị bỏng, hãy ngâm vùng da bị tổn thương vào nước lạnh trong khoảng 20-30 phút để giảm đau và làm giảm sưng tấy. 
  • Tiếp theo, thấm khô hoặc để vết bỏng tự nhiên khô và dùng gạc băng để bọc vết bỏng lại.
  • Nếu vết bỏng bị phồng rộp, bạn có thể rửa sơ qua vết bỏng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn và sát trùng. 
  • Sau đó, bôi một lớp kem kháng khuẩn hoặc kem trị bỏng để giúp vết bỏng nhanh chóng lành và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong trường hợp vết bỏng của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

Xử lý vết bỏng bị phồng nước đúng cách để tránh nhiễm trùng

Xử lý vết bỏng bị phồng nước cần chú ý để tránh làm vỡ

Khi vết bỏng phồng nước bị vỡ

Đối với vết bỏng phồng nước bị vỡ thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn nên bạn cần kỹ lưỡng hơn trong việc xử lý và chăm sóc. Bạn cần tiến hành sơ cứu như sau:

  • Rửa vết bỏng nhẹ nhàng bằng nước để không làm phồng rộp lan rộng và gây ảnh hưởng đến da bên dưới.
  • Tiệt trùng các dụng cụ sử dụng sơ cứu bằng cồn hoặc ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Dùng kéo để cắt vùng da chết bao quanh vết bỏng. Chú ý không cắt quá sâu để không gây ảnh hưởng đến da bình thường và khiến vết bỏng lan rộng.
  • Sử dụng thuốc chuyên dụng để bôi lên vết bỏng và băng bó kín. Tiếp tục thay băng và bôi thuốc hàng ngày cho đến khi vết bỏng hoàn toàn lành.

Nên sử dụng dung dịch muối sinh lý để làm sạch vết bỏng. Hoặc sử dụng dung dịch tẩy rửa hàng ngày và thường xuyên bôi thuốc đặc trị. Khi vết bỏng đang hồi phục, có thể gây ngứa. Lúc này, không nên cào hoặc gãi vết bỏng để tránh để lại sẹo sau này.

Hãy chọn sản phẩm trị bỏng thích hợp

Một trong những cách mang lại hiệu quả lành thương, tránh nhiễm trùng, hạn chế để lại sẹo đối với bệnh nhân bị bỏng là lựa chọn sản phẩm trị bỏng thích hợp. Điều này có ý nghĩa quyết định trong việc rút ngắn thời gian lành của vết bỏng. Gel Curiosin Gedeon hỗ trợ điều trị vết thương là sản phẩm phù hợp mà bạn có thể lựa chọn vì đặc tính phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.

Ưu điểm của sản phẩm:

  • Giúp khôi phục và bảo vệ vùng vết thương cấp và mãn tính đặc biệt đối với phỏng ở cấp độ 1 và 2.
  • Điểm nổi bật của sản phẩm là dạng gel thân nước, giúp các thành phần thẩm thấu nhanh vào vùng da bị tổn thương mà không gây dính, đau hay tổn thương ở phần mô mới đang hình thành.
  • Sản phẩm được thiết kế dạng tuýp, có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng mang theo trong các chuyến đi chơi, du lịch.
  • Các thành phần trong gel Curiosin Gedeon không gây kích ứng hay dị ứng, an toàn với mọi đối tượng sử dụng.
  • Gel Curiosin Gedeon cũng có khả năng hỗ trợ làm lành vết loét ở chân, loét điểm tỳ và giúp phục hồi vùng da bị tổn thương.

Xử lý vết bỏng bị phồng nước đúng cách để tránh nhiễm trùng

Gel Curiosin Gedeon là sản phẩm trị bỏng cấp độ nhẹ được đánh giá cao

Với vết bỏng phồng nước việc xử lý nhanh chóng và kịp thời có ý nghĩa quyết định ngăn chặn bị nhiễm trùng trên da. Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách xử lý đúng đắn vết bỏng ngay tại nhà.

Minh QA

Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin